• Mai Thiên Phúc chuyên phân phối sơn giá rẻ chính hãng
  1. Hotline:
  2. Email:

Thành phần sơn chống kiềm

  1. 4,453

Sơn chống kiềm là một trong số các sản phẩm chiếm được tìm cảm của người dùng nhờ tính năng đặc biệt của mình. Nhờ có nó mà rất nhiều công trình được đảm bảo về khả năng chống mốc, nấm, rêu, thấm… Ngoài ra còn tạo nên độ bền bỉ cho các vật liệu như sắt, gỗ, thép… Bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thành phần sơn chống kiềm, để các bạn hiểu hơn về sản phẩm này từ đó có những lựa chọn thích hợp nhất.

Kiềm là gì ?

Trước khi tìm hiểu về thành phần sơn chống kiềm, chúng ta phải hiểu được kiềm là gì, từ đó mới hiểu đúng về sản phẩm này hơn. Vậy thì kiềm hay còn được gọi với tên khác là tính bazơ, nó được tìm thấy trong những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là ở những ngôi nhà cao ốc mới xây. Có một điều bạn cần biết đó là độ ẩm tăng sẽ khiến kiềm cũng tăng theo, chúng có tỉ lệ thuận với nhau. Độ kiềm từ lâu đã được tính theo như thang đo pH, nếu như pH=7 trung tính, khi pH <7 tính axit, còn trong trường hợp pH>7 đã có tính bazơ và pH nằm trong khoảng từ 7-14. Đây chính là cách xác định tính kiềm.

Ảnh hưởng của kiềm đến sơn

Vậy thì vì sao người ta lại phải sản xuất ra sơn chống/kháng kiềm. Đó là vì tính kiềm có tác động tiêu cực đến nước sơn. Cụ thể, kiềm làm cho bề mặt sơn phủ bị loang màu, ố vàng, rêu mốc, hư hỏng, bị phấn hóa và nặng hơn là làm bong tróc lớp sơn phủ. Vậy nên người ta đã chế tạo ra các thành phần sơn chống kiềm có thể khắc chế được tính bazơ từ đó có thể kháng kiềm hiệu quả.

Thành phần sơn chống kiềm

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần sơn chống kiềm, hiện nay đa phần các sản phẩm sơn này đều có các thành phần chính như:

– Tinh màu, thành phần trước tiên mà chúng ta nhắc đến trong sơn chống kiềm đó chính là tinh màu.

+ Tinh màu gốc: Bao gồm những Tinh màu có tác dụng làm sơn trắng như màu của sơn lót chống kiềm và tạo độ phủ (Titanium Dioxide rất đắt). Đúng như tên gọi của thành phần này, tác dụng của nó chính là tạo nên màu sắc, đồng thời giúp độ phủ của sơn qua sự hấp thụ ánh sáng.

    + Tinh màu phụ: Một thành phần sơn chống kiềm nữa cũng được gọi là tinh màu đó là loại phụ. Đây là một số chất giúp giảm dơ bẩn có thể gọi với cái tên là Aluminum Silicates, chất diatomaceous khống chế độ bóng trong sơn và verni,

chất chống rêu mốc Zinc Oxide chống rêu mốc, chất tạo cho sơn cứng Silaca and silicates, ngăn bào mòn và hoen ố.

– Chất liên kết: Nguồn gốc chủ yếu của chất liên kết là nhựa cây. Đây là thành phần của sơn chống kiềm giúp liên kết các tinh màu gốc có trong sơn và tinh màu phụ. Ngoài ra công dụng của nó cũng giúp dàn trải tạo thành màng sơn cứng.

– Dung môi: Là thành phần hòa quyện các thành phần với nhau để dễ thi công hơn. Dung môi thường là nước (sơn gốc nước), sơn gốc dầu, dầu – xăng thơm…

– Phụ gia: Thành phần cuối cùng của sơn chống kiềm chính là phụ gia. Nó gồm các chất có tác dụng như: chất nhờn làm giảm độ lắng của các phân tử màu, chống văng sơn, chất kháng vi khuẩn giúp sơn giữ được lâu, chất chống bọt hình thành khi pha chế sơn, quậy sơn, chống rêu mốc sinh sản trên bề mặt.