Tóm tắt nội dung
Lớp mastic là gì ? và những lỗi bạn thường gặp đối với công đoạn tạo lớp mastic ra sao…? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé !
Mastic là gì ?
Mastic là sản phẩm được sử dụng trong xây dựng có màu trắng ở dạng bột hoặc sệt. Mastic được chia làm 2 loại:
– Mastic dẻo: Có độ bền hơn bột trét, nó thường dùng pha với xi măng.
– Bột trét: không phải pha, khuấy với nước thật sệt là bạn có thể dùng luôn.
Trong trường hợp tường phẳng, đẹp thì chúng ta không cần dùng đến Mastic, mà có thể lăn sơn lót, xả nhám 1 lần rồi sơn phủ lên. Bên cạnh đó với những công trình xây dựng cao tầng, việc sử dụng mastic cũng không phổ biến vì với độ cao như vậy khó có thể phát hiện được độ mịn màng của lớp sơn.Vì thế người ta thường dùng sơn lót và sơn phủ mà không dùng lớp mastic để tiết kiệm chi phí.
Tác dụng của Mastic dẻo và bột trét tường nhà
Bạn có thể tham khảo tác dụng của mastic dẻo và bột trét đối với quá trình thi công sơn của mình.
– Làm phẳng bề mặt lồi lõm.
– Liên kết chặt chẽ với các mao quản của bê tông và vữa xi măng.
– Giảm mức độ tiêu hao của sơn phủ.
Những lỗi kỹ thuật thường xảy ra đối với lớp mastic
Lớp mastic bị bụi phấn
+ Có thể khi pha trộn lớp mastic bạn đã dùng lượng nước quá thấp cùng với việc trộn không đều cũng gây ra hiện tượng trên.
+ Hoặc do bề mặt áp dụng bị quá khô nên nước trong hỗn hợp nhão đã bị hút hết vào bề mặt vì vậy mà quá trình liên kết của hỗn hợp không xảy ra dẫn đến lớp mastic biến thành bụi phấn.
+ Cũng có thể do khi bạn pha trộn xong đã thi công ngay mà không chờ cho hóa chất phát huy tác dụng.
Giải pháp: Buộc phải cạo bỏ hết lớp mastic mà bạn đã mắc lỗi để làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ thì mới tiến hành trét lại lớp mastic mới. Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu ý việc chuẩn bị bề mặt thật kỹ, đừng để bề mặt khô quá. Bạn nên làm ẩm nếu như bề mặt quá khô. Lượng nước pha trộn cần theo đúng tỷ lệ cụ thể là: 1 nước và 3 bột (ví dụ trong khoảng 16 – 18 lít nước sạch thì bạn cho 1 bao mastic 40 kg). Trước khi trét thì cần tiến hành trộn cho thật kỹ và chờ ít nhất là từ 7 đến 10 phút để cho hóa chất phát huy tác dụng rồi sau đó mới khuấy lại một lần để bắt đầu thi công.
Lớp mastic bị nứt chân chim
Hiện tượng nhận biết lỗi ký thuật này là bạn phát hiện lớp mastic mình thi công có những vết nứt, rạn giống như vết chân chim. Nguyên nhân của lỗi này là do lớp mastic mà bạn thi công đã được trét quá dày, nó có thể vượt quá độ dày cho phép là 3 mm vì vậy mà mới xuất hiện lỗi nứt chân chim.
Biện pháp khắc phục mà cần có thể áp dụng là tiến hành cạo bỏ hết những chỗ mastic có vết nứt chân chim. Khi bề mặt vùng đó mà lõm sâu quá, thì bạn nên dùng vữa xi măng để bồi thêm cho tương đối phẳng rồi sau đó mới tiến hành trét lớp mastic mới.