• Mai Thiên Phúc chuyên phân phối sơn giá rẻ chính hãng
  1. Hotline:
  2. Email:

Kiến thức cơ bản về thành phần hóa học của sơn

  1. 8,182

Thành phần hóa học của sơn bao gồm những yếu tố nào, nhiều người dùng sẽ không biết được kiến thức chuyên sâu này. Vì vậy Đại lý sơn 247 sẽ giúp tất cả các khách hàng trước khi mua sơn đều nắm được những thông tin cơ bản về thành phần hóa học của sơn. Từ đó đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất hợp với mục đích sử dụng, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công công trình.

Chất tạo màng sơn

Trong thành phần hóa học của sơn có chất tạo màng được cho là yếu tố quan trọng nhất. Nó quyết định hầu hết các tính chất của màng sơn. Theo như các chuyên gia, chất tạo màng là các polyme đặc điểm là có độ bám dính tốt cũng như có khả năng chứa các loại bột màu và bột độn tốt. Thông thường Polyme được sử dụng làm chất tạo màng trong sơn nhiều nhất là: nhựa acrylic, nhựa vinyl, nhựa epoxy…

Một nhóm quan trọng của vật liệu polyme là nhựa epoxy, là sản phẩm đa tụ từ hợp chất chứa nhóm epoxy. Nếu chưa đóng rắn nhựa epoxy là nhựa nhiệt dẻo không màu và có màu vàng sáng, nó sẽ tồn tại ở các dạng theo khối lượng phân tử:

Rắn: M > 800

Đặc: 450< M < 800

Lỏng: M < 450

Dung môi

Trong thành phần hóa học của sơn có dung môi là thành phần quan trọng của màng sơn. Trong quá trình sản xuất thường chiếm từ 20 đến 80% phần khối lượng màng sơn trong sản phẩm. Dung môi là chất dễ bay hơi công dụng là dùng để hòa tan chất tạo màng, nó sẽ giúp chuyển hệ sơn vào trạng thái thuận lợi để sử dụng và bay hơi hết trong quá trình tạo màng sơn nên không tồn tại lâu bền như lớp sơn. Khi sản xuất và gia công, vì các dung môi thường dễ bay hơi nên sẽ dễ vào cơ thể người qua đường hô hấp, như  miệng hay là hấp thụ qua da. Theo như khuyến cáo thì hầu hết các dung môi đều độc hại.

Bột màu và chất độn

Bột màu là thành phần hóa học của sơn nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo màu cho sơn. Nhờ có bột màu không hòa tan trong dung môi nên nó được nghiền đồng đều với chất hóa dẻo. Hỗn hợp này sẽ có tác dụng che phủ bề mặt của lớp sơn, chống xuyên thấu tia tử ngoại đồng thời làm cho màng sơn trong quá trình liên kết sẽ có màu. Ngoài ra nó còn có khả năng như: chịu nước, độ mài mòn, , nâng cao độ cứng, kéo dài tuổi thọ và tất nhiên là cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho màng sơn.

Trong việc sản xuất sơn thì bột màu trắng thường được dùng TiO2 hoặc là BaSO4. Còn bột màu đen thì dùng C, Fe3O4. Với những màu khác thường là các hidroxit, oxit. Những chất độn này có tác dụng giống như chất làm đặc và cũng giúp giảm xu hướng lắng của bột màu.

Chất hóa dẻo và chất làm khô

Thành phần hóa học của sơn nữa là chất hóa dẻo và chất làm khô. Trong đó chất hóa dẻo có tác dụng làm tăng cường và duy trì tính mềm dẻo cho màng sơn.

Chất phụ gia

Ngoài ra thành phần hóa học của sơn còn có các chất phụ gia khác như: chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia làm đặc, các chất có hiệu quả đặc biệt, chất biến tính bề mặt…