Tóm tắt nội dung
Sơn gốc nước ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Nếu như các bạn phân vân về quy trình sơn gốc nước thì chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước nhỏ trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin bổ ích như vậy, sẽ giúp các khách hàng có thể dễ dàng thi công sơn nước đảm bảo kỹ thuật đạt hiệu quả cao.
Chuẩn bị tường nhà bạn
Nhiều người không chú trọng đến bề mặt tường trong quy trình sơn gốc nước, vì vậy mà các bước còn lại thực hiện đúng đủ nhưng kết quả đạt được vẫn không cao. Vậy nên chúng tôi lưu ý cho các bạn về bước đầu tiên này. Hãy đảm bảo rằng tường nhà bạn trước khi sơn khô ráo không quá ẩm và không quá khô. Nhiều người có kinh nghiệm sơn tường lâu năm thì có thể dựa trên mắt thường để xác định độ ẩm, hoặc là dùng tay sờ, căn màu sắc… Nhưng không phải ai cũng có thể dự đoán chính xác độ ẩm của công trình. Vậy nên chúng tôi khuyên các bạn nên sử dụng máy đo độ ẩm để đảm bảo được tường nhà có độ ẩm phù hợp nhất khi thi công sơn.
Trét bột nước 1
Sau khi đã xác định được độ ẩm thích hợp cho quá trình thi công sơn gốc nước, các bạn tiến hành bước thứ 2. Trét bột nước lần 1. Ở quy trình sơn gốc nước này, các bạn nên tạo chân bột đúng kỹ thuật. Bằng cách kết nỗi giữa lớp bột và hồ tô, thông thường hiện nay chân bột bám dính tốt hơn nhiều so với những bề mặt hồ được tô cát to. Vậy nên bạn cũng lưu ý hơn khi chọn vật liệu thi công công trình.
Trét bột nước 2
Khi đã thi công xong công đoạn trét bột nước lần 1 thì sang công đoạn trét bột nước lần 2. Bạn tạo bề mặt bột đủ dày không quá mỏng để tiến tới bước 4 là xả bột tạo độ phẳng mịn cho bức tường. Độ dày bột trét không nên quá 1mm vì khi quá dày sẽ bị ảnh hưởng đến độ bám dính, dẫn đến bong tróc.
Làm phẳng bề mặt bột trét
Quy trình sơn gốc nước chuẩn kỹ thuật là không thiếu công đoạn làm phẳng bề mặt bột trét. Giấy nhám chuyên dụng được sử dụng để xả, tạo bề mặt láng mịn cho bức tường trước khi sơn các lớp sơn tiếp theo.
Thi công sơn lót
Một bước rất quan trọng trong quy trình sơn gốc nước đó chính là thi công sơn lót. Bạn nên sơn 1 lớp hoặc 2 lớp để tạo nên sự liên kết giữa chúng với sơn phủ và bức tường. Sơn lót như miếng băng keo 2 mặt nên chúng tạo được sự liên kết cho bột trét và sơn phủ hoàn thiện lại với nhau. Bên cạnh đó giúp bề mặt trước khi sơn phủ đồng chất và tránh lệch màu khi sơn. Ngoài ra chúng còn giúp bạn tiết kiệm khi giảm thiểu số lượng sơn phủ đáng kể. Đối với bề mặt sơn phủ khi có tác dụng sơn lót này sẽ bóng hơn nên việc lau chùi cũng dễ dàng hơn. Tất nhiên sơn lót cũng tạo nên khả năng chống thấm ấn tượng cho công trình.
Sơn phủ 2 lớp
Cuối cùng trong quy trình sơn gốc nước là bước sơn phủ. Bề mặt sơn phủ là bề mặt tiếp xúc với thời tiết nên các bạn ãy sử dụng những sản phẩm tốt, cao cấp có nhiều tín năng như chống ẩm, chống mốc, rêu… chống tia UV, chống bám bụi, bền màu, mịn màng… Như vậy sẽ giúp công trình bền bỉ hơn với thời gian.