Tóm tắt nội dung
Sơn 2 thành phần trên nền bê tông được sử dụng khá phổ biến và là giải pháp được nhiều người ưa chuộng. Sơn thể hiện những đặc tính vượt trội như khả năng chống trầy xước, bảo vệ bề mặt tối ưu cùng khả năng chống mài mòn cao. Cùng Mai Thiên Phúc tìm hiểu rõ hơn về loại sơn 2 thành phần này nhé!
Sơn 2 thành phần trên nền bê tông là gì?
Đây là dòng sơn cao cấp thường được sử dụng để bảo vệ bề mặt nền nhà xưởng và những loại sản phẩm khác. Như tên gọi, sơn gồm 2 thành phần chính là Sơn (Phần A) và chất đóng rắn (Phần B). Cả hai thành phần này được sản xuất và đóng gói thành 2 thùng riêng biệt theo tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất.
Trong đó, thành phần A có vai trò che lấp hoàn hảo cho các khuyết điểm, đồng thời nó cũng chứa các hạt tạo màu giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Còn thành phần B sẽ có chức năng đóng rắn, nhằm tạo sự chắc chắn và tăng hiệu quả chịu lực cho nền nhà.
Sơn 2 thành phần trên nền bê tông được pha trộn với nhau theo một công thức nhất định từ nhà sản xuất. Nếu như bạn trộn sai tỉ lệ này của sơn, rất có thể sơn sẽ bị hỏng và không sử dụng được nữa.
5 thành phần quen thuộc của loại sơn 2 thành phần chuyên dụng cho nền bê tông
Tùy vào mỗi hãng sơn mà thành phần cấu tạo của sơn 2 thành phần trên nền bê tông sẽ có sự khác biệt đôi chút. Tuy nhiên, 5 thành phần sau đây là thành phần bắt buộc mà mỗi thùng sơn 2 thành phần cho bê tông nào cũng phải có:
Chất độn: Là thành phần giúp cải thiện tính chất của sơn như độ cứng, độ lắng, khả năng thi công hay thời gian khô của sơn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều chất độn được sử dụng phổ biến để pha loại sơn 2 thành phần này. Có thể kể đến Carbonate, Oxide titane, Kaoline,…
Chất kết dính: Là loại chất giúp sơn 2 thành phần có khả năng kết dính tối ưu trên tất cả các loại bột và màu. Nhờ đó, khả năng bám dính của sơn trên bề mặt nền bê tông thi công tốt hơn rất nhiều.
Dung môi: Dung môi trong loại sơn 2 thành phần trên nền bê tông này sẽ đóng vai trò là chất pha loãng sơn và hòa tan nhựa. Dung môi của mỗi loại sơn sẽ có sự khác nhau và tùy thuộc vào đặc tính của nhựa có trong loại sơn đó.
Bột màu: Là thành phần đóng vai trò tạo màu sắc và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt nền bê tông được thi công. Ngoài ra, nó còn làm cho độ che phủ của sơn được thể hiện tốt hơn. Bột màu trong sơn thường là bột màu tự nhiên hoặc là bột màu tổng hợp.
Phụ gia: Thành phần phụ gia trong sơn chuyên dụng cho nền bê tông đóng 1 tỉ lệ khá là nhỏ. Tuy nhiên, loại chất phụ gia này lại có vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Phụ gia sẽ giúp cho sơn được bảo quản tốt hơn mà ít bị ảnh hưởng đến những tính chất vượt trội của màng sơn.
Tác dụng của sơn 2 thành phần trên nền bê tông
Loại sơn 2 thành phần này được xem là một loại nhựa nhiệt rắn. Sau quá trình nung nóng, nó sẽ trở nên cứng chắc hơn và có thể chịu được mọi lực tác động lớn từ bên ngoài. Đồng thời, khả năng chịu va đập mạnh và độ bám dính của dòng sơn này cũng rất cao.
Người ta thường sử dụng sơn 2 thành phần làm lớp lót chống thấm cho những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước. Chẳng hạn như bể nước sạch, nước thải, bể hóa chất,….Đôi khi, sơn còn dùng để chống thấm cho sàn mái lộ thiên và không lộ thiên. Không những thế, dòng sơn 2 thành phần chuyên dụng sẽ làm lớp phủ vững chắc để che chắn và bảo vệ cho khung thép, sàn thép, tàu biển, các máy móc thiết bị yêu cầu độ bền cao.
Sơn 2 thành phần trên nền bê tông với màng sơn bóng mịn, người dùng có thể dễ dàng lau chùi đi các bụi bẩn, hóa chất trên bề mặt. Lớp sơn phủ dày và bám dính rất tốt trên bề mặt bê tông, giúp kéo dài tuổi thọ cho bề mặt và hạn chế hao mòn qua thời gian. Nhờ vậy, lớp sơn luôn được sáng bóng như mới và giữ gìn vẻ thẩm mỹ sau một thời gian dài sử dụng.
Quy trình thi công sơn 2 thành phần cho bê tông
Đối với việc thi công sơn, người thợ cần nắm vững quy trình kỹ thuật cũng như các bước hướng dẫn để đảm bảo công trình hoàn thiện với chất lượng tốt nhất và nhanh nhất. Sau đây là quy trình thi công sơn 2 thành phần trên nền bê tông đạt chuẩn kỹ thuật nhất hiện nay:
Bước 1: Kiểm tra sàn trước khi sơn
Trước khi sơn 2 thành phần cho bê tông, bạn cần chắc chắn bề mặt sàn đã đạt tiêu chuẩn thi công. Mặt sàn tiêu chuẩn yêu cầu từ Mác 300 trở lên và đã sử dụng máy xoa mặt để làm phẳng và đánh bóng các khuyết điểm và bụi bẩn bám trên nền. Về chất lượng, bề mặt bê tông cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bóng như không lồi lõm, không nứt nẻ, không bị tách lớp bê tông,…..Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo rằng sàn đã được trải vải địa chống thấm và không có hiện tượng thấm ngược xảy ra.
Việc kiểm tra độ ẩm trước khi thi công sơn 2 thành phần trên nền bê tông là công việc cực kỳ quan trọng. Nếu nền bê tông ẩm ướt quá mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sàn epoxy và xảy ra khả năng bị bong tróc rất cao. Trong trường hợp này, bạn hãy xử lý bằng cách phủ một lớp vữa cách ẩm của Sika hoặc Aica dày tối thiểu 2mm lên bề mặt bê tông.
Bước 2: Sơn lót epoxy
Trước hết, bạn hãy thi công lớp Matit lên bề mặt nền bê tông để giúp sàn sạch sẽ hơn và an toàn hơn khi bị tác động bởi xe nâng, xe tải trọng,…Sau đó, tiến hành sơn lót Epoxy để tạo lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và bê tông.
Để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt nhất, đòi hỏi bạn phải xử lý vệ sinh và trám vá hết sức kỹ lưỡng. Trong quá trình lăn sơn lót, bạn phải ăn đều tay để tránh trường hợp bỏ sót ảnh hưởng đến chất lượng sơn 2 thành phần trên nền bê tông sau này.
Bạn cần chú ý rằng: thi công lớp lót không được pha quá 10% dung môi pha sơn. Một số nhà thầu sẽ pha nhiều dung môi để tăng diện tích sơn lót và phủ lên. Điều này giúp tối ưu lợi nhuận của họ nhưng chất lượng sơn lót sẽ không được đảm bảo.
Bước 3: Tiến hành sơn phủ
Trước khi sơn phủ cho nền bê tông, bạn phải kiểm tra kỹ bề mặt lớp lót trước đã. Hãy đảm bảo rằng lớp lót đã hoàn toàn khô ráo.
Và một điều cần lưu ý, bạn cần tuân thủ đúng quy định về tỷ lệ pha giữa thành phần A và thành phần B phải chính xác. Nếu xảy sơ xuất ở khâu pha sơn, rất có thể sản phẩm sơn 2 thành phần trên nền bê tông này sẽ bị lỗi, xảy ra một vài phản ứng hóa học làm giảm khả năng của sơn. Thậm chí, sơn có thể mất khả năng đông kết bề mặt, không sử dụng được nữa.
Dùng máy đánh sơn chuyên dụng để đánh đều 2 thành phần với nhau. Tiến hành quét lớp sơn phủ thứ nhất lên bề mặt bê tông, hãy cẩn thận quét đều tay và tán đều ra hết bề mặt nền. Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất chờ từ 4 -8 tiếng để cho bề mặt khô thì bạn mới được sơn lớp thứ 2.
Nếu cẩn thận tuân theo quy trình này, bạn sẽ có một thành phẩm như ý muốn đấy!
Mua sơn 2 thành phần cho bê tông ở đâu?
Để mua được những sản phẩm sơn 2 thành phần chất lượng cho bê tông, bạn hãy tìm đến những đại lý phân phối chính hãng và uy tín trên thị trường. Đừng ham rẻ mà chọn đại những địa chỉ bán sơn kém chất lượng, sơn trôi nổi để rồi nhận lại được thành quả tệ hại mà bạn không bao giờ muốn.
Nếu bạn chưa tìm được nơi mua sơn 2 thành phần trên nền bê tông như ý muốn? Hãy để sơn Mai Thiên Phúc giúp bạn!
Mai Thiên Phúc luôn là đại lý phân phối sơn chính hãng chất lượng hàng đầu trên thị trường và luôn được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn nỗ lực để cung cấp tới khách hàng những trải nghiệm mua sơn tốt nhất! Mai Thiên Phúc lớn lên bằng niềm tin và sự ưu ái của hàng ngàn khách hàng gần xa sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối sơn chính hãng. Vì thế chúng tôi luôn muốn mang tới cho công trình của bạn những giải pháp tốt nhất với chi phí tối ưu nhất.
3 cam kết của Mai Thiên Phúc với khách hàng:
- 100% sản phẩm đều là sơn chính hãng chất lượng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Có hóa đơn rõ ràng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Tư vấn 24/7 miễn phí và nhiệt tình nhất cho khách hàng từ khâu chọn lựa loại sơn, tính năng phù hợp, thương hiệu uy tín, màu sắc bắt mắt, phối màu sơn, dung tích sơn tối ưu nhất,…
- Giá cả luôn được công khai và cạnh tranh nhất cho khách hàng.
Liên hệ ngay đến Mai Thiên Phúc để được tư vấn thêm về loại sơn 2 thành phần trên nền bê tông phù hợp với công trình và giá tốt nhất! Chúng tôi luôn sẵn sàng để làm hài lòng bạn.