Tóm tắt nội dung
Nếu hỏi về những sơn thì có lẽ rất nhiều người quen thuộc với dòng sản phẩm thông dụng này. Tuy nhiên khi hỏi về quy trình sản xuất sơn tường thì chắc chắn điều này sẽ ngược lại. Vì có rất ít khách hàng biết về những kiến thức sơn chuyên sâu đến như vậy. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất sơn tường để khách hàng có những kiến thức chuyên sâu về sơn.
Sơn là gì ? Vai trò của sơn ?
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết quy trình sản xuất sơn tường thì hãy cùng chúng tôi khái quát một số kiến thức chung như sơn là gì và vai trò của sơn như thế nào.
Vậy thì sơn là một hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết và cùng với các chất màu tạo màng liên tục. Chúng có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất khi chúng ta sơn hỗn hợp lên. Hỗn hợp này sẽ được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi nhất định tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm từ đó phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú cũng như có đặc tính che phủ, bám dính được nhiều bề mặt khác nhau vì thế chúng được sử dụng rộng khắp trong nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay. Chính vì thế sản phẩm sơn ngày càng khẳng định được vai trò của mình không chỉ là trang trí mà còn giúp bảo vệ & các chức năng khác.
Sơn có những thành phần cơ bản nào ?
Tiếp đến hãy cùng tìm hiểu về các thành phân cơ bản của sơn các bạn sẽ dễ dàng hiểu được quy trình sản xuất sơn tường hơn rất nhiều. Thành phần cơ bản của sơn gồm có: Chất kết dính hay người ta còn gọi là chất tạo màng; bột màu/bột độn; dung môi; phụ gia; chất kết dính (nhựa).
– Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng.
– Bột độn: Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc… Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất như: Khả năng thi công, kiểm soát độ lắng, tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), …
– Bột màu: Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
– Màu của sơn hiện nay thì gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ
– Phụ gia: Được dùng trong các loại sơn là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, tính chất màng, khả năng bảo quản.
– Dung môi: Hiểu nôm na là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Loại dung môi được sử dụng sẽ phụ thuộc vào đặc tính nhựa trong sơn.
Quy trình sản xuất sơn tường như thế nào ?
Để ra được một sản phẩm sơn hoàn chỉnh, cần trải qua quy trình sản xuất sơn tường như sau:
– Pre-mix: Được gọi là quá trình trộn sơ bộ để nhằm tạo hỗn hợp đồng đều. Công đoạn này giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt.
– Nghiền: Đây là bước trong quy trình giúp phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm sơn khác nhau.
– Letdown: Được gọi là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.
– Lọc: Hiểu nôm na là quá trình lọai bỏ các tạp chất.
- Từ khóa liên quan:
- nguyên liệu sản xuất sơn,
- quy trình công nghệ sản xuất sơn